22:27 12/02/2024 Lượt xem: 58
Ngày nay khi nhắc đến smartphone (điện thoại thông minh) Samsung, có thể nhiều người Trung Quốc đều nghĩ rằng chúng là một thứ gì đó xa lạ nhưng thực tế là 10 năm trước, Samsung chiếm 21,9% thị phần, là hãng đứng đầu về smartphone ở Trung Quốc.
Tuy nhiên với sự trỗi dậy của các thương hiệu nội địa Trung Quốc như Xiaomi, Lenovo, Huawei, Coolpad... tỷ lệ phần trăm chiếm lĩnh thị phần của Samsung dần giảm. Đến năm 2015, Samsung đã nằm ngoài top 5 tại thị trường Trung Quốc.
Và đặc biệt trong năm 2016 đã xảy ra hai vụ việc nghiêm trọng. Đầu tiên là vào tháng 8 năm đó, ít ngày sau khi Samsung Galaxy Note 7 được ra mắt thì một vụ nổ xảy ra, và hãng nhanh chóng thu hồi mẫu smartphone này trên toàn cầu - ngoại trừ thị trường Trung Quốc.
Phải sau khi cơ quan chức năng liên quan của Trung Quốc vào cuộc mạnh mẽ và dư luận dậy sóng, Samsung mới công bố kế hoạch thu hồi Galaxy Note 7 vào ngày 11/10.
Tiếp sau đó là một "sự cố văn hóa" xảy ra vào ngày 29/10 cùng năm.
Cả hai khiến smartphone Samsung lao dốc tại thị trường Trung Quốc cho đến tháng 9/2019 - khi hãng đóng cửa nhà máy lắp ráp cuối cùng tại Trung Quốc.
Tuy nhiên trên thị trường smartphone (điện thoại thông minh) toàn cầu, Samsung đã lần đầu tiên đạt vị trí dẫn đầu vào năm 2011 và giữ vị trí số 1 thế giới trong 12 năm liên tiếp sau đó.
Trong 3 quý đầu năm 2023, Samsung vẫn đứng số 1 thế giới nên nếu không có gì bất ngờ xảy đến, Samsung vẫn sẽ là số 1 của năm nay.
Samsung đã làm được việc đó như thế nào mà không có thị trường Trung Quốc?
Các doanh nghiệp Trung Quốc có thể rút ra bài học gì?
Thực tế là trên phạm vi toàn cầu,